DetailController

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Ngày 04 tháng 5 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để việc áp dụng trong thực tiễn sát thực và hiệu quả hơn, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành

- Sửa đổi, bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3, như sau:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc trả lại tên miền; buộc thu hồi tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
  • Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên tang vật, phương tiện vi phạm;
  •  Buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp
  •  Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật trong trường hợp có căn cứ xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; buộc trả tiền đền bù trong trường hợp có căn cứ xác định giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Cũng tại Nghị định số 46/2024/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung tại một số Điều, Khoản nhất định, bao gồm:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa tại thị trường trong nước;

b) Hành vi vi phạm quy định tại các điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa, tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, Nghị định này còn sửa đổi, bổ sung một số quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về đại diện sở hữu công nghiệp như:

- Bổ sung quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

·  Không thông báo các khoản, lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho khách hàng;

·  Lừa dối khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc ép buộc khách giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

- Sửa đổi, bổ sung quy định phạt tiền từ 15.000.000 – 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông tin hoặc thông tin không trung thực, đầy đủ các thông báo, yêu cầu của cơ quan Nhà nước về xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thời hạn đại diện, trừ trường hợp trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.

- Sửa đổi, bổ sung các vi phạm áp dụng các biện pháp tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với cá nhân hoặc đình chỉ một phần hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với tổ chức vi phạm.

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngay 01 tháng 7 năm 2024.

Chi tiết Nghị định số 46/2024/NĐ-CP: Tại đây./.

Vân Anh -Phòng TTPC, Cục QLTT Bắc Kạn

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn