DetailController

LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẮC KẠN GÓP PHẦN VÀO SỰ PHÁT TRIỂN, ỔN ĐỊNH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, cùng với lực lượng QLTT cả nước, lực lượng QLTT Bắc Kạn đã từng bước ổn định về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động. Trong mọi hoàn cảnh, tập thể công chức, lao động trong ngành luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần bình ổn thị trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương

Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/5/1951 về việc đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành Công Thương Việt Nam.

Ngay từ những năm đầu thành lập, khi điều kiện kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, phải đương đầu với giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Công Thương đã vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng, duy trì và phát triển hoạt động của nền công nghiệp và thương mại non trẻ, vừa phục vụ kháng chiến, vừa bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế đất nước.

Trong tiến trình phát triển ấy, trước nhu cầu bức thiết cần có một lực lượng ổn định thị trường, bảo vệ và phát triển nền sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290/TTG thành lập Ban Quản lý thị trường (QLTT) Trung ương và các Ban QLTT tại các tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây là mốc son đánh dấu sự hình thành và bắt đầu quá trình phát triển của lực lượng QLTT. Kể từ đó, lực lượng QLTT đã trở thành lực lượng chuyên trách, là bộ phận không thể tách rời của ngành công thương.

Trong suốt 64 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương, lực lượng QLTT đã phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện chức năng, vai trò nòng cốt trong phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, cùng với lực lượng QLTT cả nước, lực lượng QLTT Bắc Kạn đã từng bước ổn định về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động. Trong mọi hoàn cảnh, tập thể công chức, lao động trong ngành luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần bình ổn thị trường, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương.  Mặc dù gặp không ít khó khăn, song trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, lực lượng QLTT Bắc Kạn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của ngành và của cơ quan đề ra; góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của thị trường.

Với chức năng quyền hạn được giao, Cục QLTT Bắc Kạn đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh đề ra nhiều biện pháp trong việc quản lý đối tượng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và quản lý địa bàn, đồng thời đảm nhiệm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại). Cục đã có quy chế phối hợp cụ thể với một số ngành chức năng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả và kinh doanh trái phép.

Cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục QLTT Bắc Kạn đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức đa dạng, sinh động nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cho các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã có sự khởi sắc và phát triển. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên nhờ nền kinh tế mới - kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng làm tình hình thị trường tỉnh Bắc Kạn phải đối mặt với một số khó khăn, đó là: tình hình buôn bán hàng giả và tình trạng gian lận trong thương mại với nhiều hình thức tinh vi, khó kiểm soát. Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý chủ yếu vi phạm:  quy định về nhãn hàng hóa; giả mạo nhãn hiệu; hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả; vi phạm quy định về điều kiện trong quá trình kinh doanh; đảm bảo an toàn thực phẩm… điều này đã làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại chân chính. Nguy hiểm hơn nữa là hàng kém chất lượng, vi phạm quy định về nhãn, hàng nhập lậu… không chỉ có mặt ở đô thị mà còn ở xuất hiện địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nơi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, kỹ năng phân biệt được hàng thật - hàng giả còn hạn chế. Để ổn định thị trường giá cả, chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp là sự nỗ lực của lực lượng QLTT địa phương.

Bằng nhiều giải pháp tích cực, lực lượng QLTT đã đấu tranh quyết liệt góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển. Đặc biệt, những năm gần đây, Cục QLTT đã làm tốt vai trò tham mưu giúp Ban chỉ đạo 389 của tỉnh đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kết quả hoạt động đạt được thành tích đáng kể. Riêng lực lượng QLTT trong 10 năm trở lại đây (Từ năm 2010 đến năm 2020), đã tổ chức kiểm tra 13.533 lượt vụ; phát hiện, xử lý trên 3.000 vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại; trong đó gần 1.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, trên 2.000 vụ vi phạm về kinh doanh khác; tổng số tiền bán hàng hoá tịch thu và phạt vi phạm hành chính trên 13 tỷ đồng.

Những kết quả trên đã khẳng định rõ vai trò chủ lực của lực lượng QLTT tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, góp phần thực thi có hiệu quả các giải pháp kích cầu của Chính phủ, bảo đảm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển, từ đó cùng cả tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra giai đoạn 2010-2020.

Hiện nay, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử, mạng xã hội zalo, facebook, tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có xu hướng tinh vi, phức tạp, khó kiểm soát hơn. Điều này ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong khi đó, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Bắc Kạn quyết tâm đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mở rộng liên kết sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị để tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển chuỗi sản phẩm ocop; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch và công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm là du lịch hồ Ba Bể. Hoàn thiện khu công nghiệp, phát triển các cụm công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp chế biến nông, lâm sản và một số ngành có lợi thế của địa phương.

Với mục tiêu này thì nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng QLTT còn rất nặng nề với nhiều khó khăn và thách thức mới, đòi hỏi lực lượng QLTT tỉnh phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành và những kết quả đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn, giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Tổng cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, UBND tỉnh phân công, trước hết lực lượng QLTT Bắc Kạn cần tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành và nhất là sự ủng hộ của nhân dân nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong việc thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực thương mại. Cùng với đó, cần không ngừng xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại. Trong đó mỗi cán bộ QLTT phải vững vàng về chính trị và nâng cao đạo đức cách mạng, nắm chắc pháp luật, và nhất là phải tinh thông về nghiệp vụ… Từ đó tạo nên một tập thể đoàn kết, thống nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, xây dựng Bắc Kạn ngày càng giàu đẹp, văn minh; xây dựng ngành công thương ngày càng phát triển./.

Chu Văn Thống - Q. Cục trưởng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc