DetailController

Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt

Nghị định số 31/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ thay thế Nghị định 55/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; thay thế một số quy định tại các Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Nghị định 31/2023/NĐ-CP gồm 05 Chương và 41 Điều, với nhiều nội dung đáng chú ý như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau:

- Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.

- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền

- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.

- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

- Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III Nghị định 31/2023/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV Nghị định 31/2023/NĐ-CP là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, Nghị định 31/2023/NĐ-CP bổ sung một số quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, tăng mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, như:

Bổ sung một số quy định về hành vi về buôn bán giống cây trồng:

Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP: Quy định các hành vi vi phạm về quy định buôn bán giống cây trồng và các mức phạt tương ứng, bao gồm:

Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ có mức phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

Buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định tùy theo giá trị lô giống cây trồng có thể bị phạt đến 50.000.000 đồng.

Bổ sung, tăng mức xử phạt đối một số hành vi về phân bón:

Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, bổ sung thêm hành vi sản xuất phân bón khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi cùng mức phạt tiền với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Điều 22 Nghị định 31/2023/NĐ-CP nâng mức phạt đối hành vi Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón có thể lên tới 15.000.000 đồng.

Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023./.

Chi tiết nghị định 31/2023/NĐ-CP: Tại đây

Vân Anh
Phòng TTPC, Cục QLTT Bắc Kạn

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc