DetailController

Bán hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng có vi phạm hành chính không?

Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương có quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Trong đó, Quần áo đã qua sử dụng cùng nhiều mặt hàng tiêu dùng khác như điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, thiết bị y tế, xe đạp, mô tô, xe gắn máy qua sử dụng đều thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Vì vậy, kinh doanh các hàng hóa trên được xác định là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hiện nay, kinh doanh quần áo nhập khẩu qua sử dụng (hay còn được gọi là đồ second hand) đang trở thành trào lưu trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, việc kinh doanh mặt hàng này có phải tuân thủ điều kiện gì hay không? Có vi phạm hành chính hay không? Để làm rõ cần căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:

“a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Và theo mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm:

Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.

b) Hàng điện tử.

c) Hàng điện lạnh.

d) Hàng điện gia dụng.

đ) Thiết bị y tế.

e) Hàng trang trí nội thất.

g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.

h) Xe đạp.

i) Mô tô, xe gắn máy.

Như vậy quần áo qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu, và các mặt hàng tiêu dùng khác như điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, thiết bị y tế, xe đạp, mô tô, xe gắn máy qua sử dụng đều thuộc danh mục hành hóa cấm nhập khẩu. Do đó, kinh doanh các hàng hóa trên là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: 

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 điều 15 điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với các trường hợp sau:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.”

Như vậy buôn bán hàng hóa qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu sẽ bị phạt gấp hai lần số tiền quy định tại khoản 1, điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Đồng thời kèm theo hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 15 nghị Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo người dân không kinh doanh, vận chuyển các hàng hóa qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu như quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng, thiết bị y tế, hàng trang trí nội thất.

Vân Anh
Phòng TTPC, Cục QLTT Bắc Kạn

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương