DetailController

BCĐ 389 tỉnh Bắc Kạn tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn nội địa

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km dọc theo Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội qua thành phố Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Tỉnh Bắc Kạn không có tuyến biên giới, cửa khẩu, vùng biển; không có điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa trọng điểm, hàng hóa tạm nhập tái xuất, trung tâm thương mại lớn nên tình hình thị trường ít xảy ra đột biến, nổi cộm. Các hoạt động có liên quan đến buôn lậu chủ yếu là ở khâu trung chuyển, lưu thông hàng hóa qua tuyến QL3, địa phận giáp ranh liên tỉnh; tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác tuy vẫn còn diễn ra nhưng số vụ vi phạm nhỏ, không có đường dây, ổ nhóm hoặc có tổ chức; số lượng hàng hóa quy mô nhỏ lẻ và giá trị không cao.

 

Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Trong 6 tháng triển khai Kế hoạch 92, bám sát các văn bản chỉ đạo, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch số 847/KH-BCĐ389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đồng thời đã chỉ đạo các Sở, Ngành thành viên, BCĐ 389 các huyện, thành phố chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giao thông trọng điểm, kho tập kết hàng hóa, hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại địa bàn tỉnh. Đôn đốc triển khai các nghị quyết, chỉ thị, công điện, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên, kịp thời nắm bắt những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện...

Tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ của Cục QLTT tỉnh

Kết quả, trong 6 tháng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng số 515 vụ. Trong đó: 89 vụ về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 425 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 01 vụ hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; khởi tố 110 vụ/100 đối tượng; Thu nộp ngân sách nhà nước 9.043.150.000 đồng. Nhóm hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, mua bán động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm; kiểm dịch; y tế; thuốc tân dược, thuốc BVTV trong danh mục cấm; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa; vi phạm về điều kiện kinh doanh, giấy phép, chứng chỉ hành nghề… là những hành vi phạm pháp chủ yếu được phát hiện, xử lý trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Kế hoạch còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, có hiểu biết pháp luật, thường xuyên thay đổi địa bàn, gây khó khăn trong bắt giữ và xử lý; trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ của lực lượng chuyên trách còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

Lực lượng mỏng, kiêm nhiệm nên việc triển khai các hoạt động phòng chống buôn lậu, GLTM vẫn còn hạn chế nhất là việc quản lý thuế, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số. Xu thế chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại hình thành các hoạt động thương mại phi truyền thống có nguy cơ cao về gian lận thương mại, lợi dụng để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ...

 

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong tháng an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Bắc Kạn

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo, BCĐ 389 tỉnh xác định:

- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quản lý địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực thi công vụ.

- Tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền địa phương; phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác quản lý địa bàn, kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính để đạt hiệu quả tối đa.

- Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn để kịp thời phát hiện các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo, đài, truyền hình để truyền tải thông tin và đưa tin kịp thời.

- Duy trì các đường dây nóng tiếp nhận tin báo về buôn lậu, GLTM và hàng giả; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

- Triển khai kịp thời sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, của UBND tỉnh Bắc Kạn về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả./.

Cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Kạn

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương