DetailController

Luật Thi đua – khen thưởng năm 2022

Luật Thi đua, khen thưởng mới năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15/6/2022

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.

Một số điểm mới so với Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 như sau:

Thứ 1: Bổ sung nguyên tắc khen thưởng. Theo đó, Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (sau đây gọi tắt là Luật TĐKT năm 2022) đã bổ sung các nguyên tắc khen thưởng sau:

- Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ 2: Các loại hình khen thưởng. Quy định này là hoàn toàn mới của Luật TĐKT năm 2022 (tại Điều 8), theo đó các loại hình khen thưởng gồm:

- Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

- Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

- Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

- Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Thứ 3. Thay đổi nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng

* Căn cứ xét thi đua bao gồm:

- Phong trào thi đua.

- Thành tích thi đua.

- Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Như vậy, so với hiện hành đã bỏ đi căn cứ “Đăng ký tham gia thi đua”.

* Căn cứ xét khen thưởng bao gồm:

- Thành tích đạt được (Hiện nay là phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích).

- Tiêu chuẩn khen thưởng.

- Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích (Hiện nay là trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích).

Thứ 4: Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm

Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 14 Luật Thi đua khen thưởng cũ thì Luật TĐKT năm 2022 (khoản 2, 5 và 6 Điều 15) đã bổ sung nghiêm cấm một số hành vi sau:

- Tiêu cực trong công tác thi đua khen thưởng.

- Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

- Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Thứ 5: Bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu”

Các hình thức khen thưởng tại Luật Thi đua, khen thưởng 2022 bao gồm:

- Huân chương.

- Huy chương.

- Danh hiệu vinh dự nhà nước.

- “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

- Kỷ niệm chương.

- Bằng khen.

- Giấy khen.

Như vậy, Luật TĐKT 2022 đã bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu”so với hiện hành: Huy hiệu để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ 6: Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

Hình thức thi đua, Luật TĐKT năm 2022 đã đổi cụm từ “thi đua theo đợt” thành “thi đua theo chuyên đề” (tại điểm b khoản 1 Điều 16)

Phạm vi tổ chức thi đua, Luật bổ sung thêm Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức (tại điểm c khoản 2 Điều 16)

Thứ 7: Nội dung tổ chức phong trào thi đua

Ngoài các nội dung của Luật Thi đua khen thưởng cũ, Luật TĐKT năm 2022 bổ sung thêm một số nội dung tổ chức phong trào thi đua, như:

- Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua (khoản 3 Điều 17)

- Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến (khoản 4 Điều 17)

Thứ 8: Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

Luật TĐKT cũ quy định đến 04 tiêu chuẩn để đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

Luật TĐKT năm 2022 quy định chỉ có 02 tiêu chuẩn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua (khoản 1 Điều 24)

Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

Đồng thời, Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Chi tiết Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 xem: Tại đây./.
Phạm Yến
Phòng TCHC, Cục QLTT Bắc Kạn

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương